Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bùng nổ trong đại dịch Covid 19

Hop dong mua ban hang hoa quoc te

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại toàn cầu, gây ra nhiều tác động tiêu cực và tạo ra nhiều tranh chấp đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (“Hợp đồng”), gây ra những tổn thất lớn về vật chất cho các bên tham gia Hợp đồng. Do đó, việc giải quyết các tranh chấp đó một cách nhanh chóng và hiệu qủa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm theo Hợp đồng.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam

Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận mua bán hàng hóa được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu. Trong đó, người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận thanh toán; người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận; hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua, qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa hoặc từ thị trường nội địa vào khu phi thuế quan.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Các tranh chấp thường gặp đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam

Do chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa bị đứt gãy do tác động của các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội của Nhà nước Việt Nam, việc lưu thông hàng hoá giữa nước ngoài và Việt Nam bị đình trệ. Các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam đang ghi nhận một số xu hướng tranh chấp chính sau đây:

  • Tranh chấp về việc không giao hàng, giao hàng không đúng, không đầy đủ về chứng từ, chất lượng và số lượng hàng hóa;
  • Tranh chấp do giao hàng hóa không đúng tiến độ Hợp đồng;
  • Tranh chấp về việc không hoàn trả tiền đặt cọc/ tiền thanh toán liên quan đến Hợp đồng;
  • Tranh chấp về bảo hiểm hàng hóa;
  • Tranh chấp do Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng;
  • Tranh chấp về việc hoãn, hủy hợp đồng liên quan đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi thực hiện hợp đồng hoặc Sự kiện bất khả kháng;
  • Tranh chấp do có sự khác biệt về pháp luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp;
  • Tranh chấp về tiền phạt vi phạm, tiền bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng.
Read more:  Một số quy định pháp luật và thực tiễn trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam

Luật áp dụng và Phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng

Các văn bản để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam thường được sử dụng bao gồm Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG), Incoterm, Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (các phiên bản của UCP) và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.

Các phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng chủ yếu tại Việt Nam bao gồm:

  • Đàm phán và thương lượng;
  • Hòa giải;
  • Trọng tài;
  • Tòa án.

Trong bối cảnh các điều kiện bất lợi trong giai đoạn dịch bệnh có thể gây ảnh hưởng lớn đến việc ký kết, thực thi và hoàn tất các nghĩa vụ trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Quý Khách hàng nên tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật/ Điều ước quốc tế trước khi ký kết Hợp đồng.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ pháp lý của ALB & Partners, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected] hoặc qua số điện thoại: +84 907 008 722 (Mr. Steven – Trưởng phòng Đầu tư – Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam).

    Get fast legal advice from our Business Lawyers