Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tại sao nên lựa chọn Việt Nam để thực hiện đầu tư?
Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh khi trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài với nền kinh tế đang bùng nổ, mang đến nhiều cơ hội đầu tư. Dưới đây là sáu lý do Nhà đầu tư nước ngoài nên đầu tư vào Việt Nam:
Nền kinh tế tăng trưởng nhanh
Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên bình diện châu Á và toàn thế giới, GDP của Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng ổn định 6,5% mỗi năm kể từ năm 2000 (theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới). Những số liệu này chứng minh rằng Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất đối với các Nhà đầu tư nước ngoài.
Chính trị ổn định
Việt Nam có môi trường chính trị – xã hội ổn định với thị trường thương mại tự do và các chỉ số kinh doanh được cải thiện đáng kể trong những năm qua, xếp thứ 69 trong bảng xếp hạng các quốc gia có điều kiện đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào năm 2019. Ổn định chính trị là một trong những lợi thế lớn nhất giúp Việt Nam có nền tảng để phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Cải cách pháp luật
Thành tựu kinh tế của Việt Nam có được là do các cải cách chủ động được thực hiện bởi Chính phủ trong việc đổi mới chính sách pháp luật, góp phần tạo ra một môi trường pháp lý tốt hơn cho các Nhà đầu tư nước ngoài bằng cách bảo vệ quyền kinh doanh của Nhà đầu tư nước ngoài, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, phù hợp với các quy tắc và thông lệ của WTO.
Hội nhập với nền kinh tế toàn cầu
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nhiều Hiệp định thương mại và Điều ước quốc tế, mang đến nhiều cơ hội lớn cho Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Các Hiệp định mới, điển hình là CPTPP, EVFTA … ràng buộc Việt Nam với một hệ thống thương mại đa phương và đã tạo nên thành công nền xuất khẩu, sức bật cho nền kinh tế của Việt Nam.
Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng
Tại Việt Nam, trọng tâm của cải cách cơ sở hạ tầng sẽ chủ yếu xoay quanh lĩnh vực vận tải và hậu cần (logistics). Dữ liệu từ hội nghị G20 về cơ sở hạ tầng toàn cầu năm 2017 cho thấy Việt Nam sẽ cần 605 tỷ USD đầu tư cơ sở hạ tầng trước năm 2040. Cơ sở hạ tầng mới với hệ thống giao thông, cao ốc và các dự án đầu tư xây dựng nhà ở đang tạo nên một diện mạo mới của các thành phố trên cả nước.
Lực lượng lao động trẻ và cạnh tranh
Thị trường lao động với nguồn lao động trẻ dồi dào là một điểm hấp dẫn khác đối với Nhà đầu tư nước ngoài muốn làm ăn tại Việt Nam. Với khoảng 54 triệu lao động trong độ tuổi lao động và có trình độ chuyên môn, Việt Nam là một trong những thị trường cung ứng lao động hứa hẹn nhất ở châu Á. Ngoài nguồn nhân lực dồi dào, chi phí lao động thấp cũng là một điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục đầu tư tại Việt Nam đối với những ngành nghề đầu tư thông thường khoảng 30 ngày làm việc để hoàn tất thủ tục thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
1. Liên hệ với một công ty luật chuyên nghiệp
Nhà đầu tư nước ngoài nên liên hệ với một công ty luật có kinh nghiệm để được tư vấn pháp lý về loại hình, cách thức kinh doanh phù hợp nhất và chọn một địa điểm cho trụ sở hoặc nhà máy cho dự án đầu tư của mình.
2. Xin cấp các giấy chứng nhận cho phép kinh doanh
Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư/BQLCKCN… để xin Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư và Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp. Trường hợp ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Nhà đầu tư nước ngoài phải xin các chấp thuận tương ứng theo quy định của pháp luật.
3. Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Công ty được quyền quyết định về hình thức, nội dung, số lượng con dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Mở tài khoản vốn đầu tư/tài khoản ngân hàng
Nhà đầu tư nước ngoài/Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tùy từng trường hợp, phải mở tài khoản vốn đầu tư để chuyển tiền vào Việt Nam và được quyền chuyển lợi nhuận, thu nhập hợp pháp về nước ngoài theo các điều kiện mà pháp luật quy định.
5. Đăng ký hồ sơ thuế và kế toán ban đầu
Công ty nộp hồ sơ kê khai và thanh toán lệ phí môn bài, đăng ký phương pháp tính thuế, phát hành hóa đơn sau khi thành lập.
6. Chính thức đi vào hoạt động
Sau khi đáp ứng các điều kiện theo luật định, công ty có thể hoạt động bình thường, tìm kiếm các đối tác, khách hàng cũng như các cơ hội sinh lời tại Việt Nam.
Tại sao nên lựa chọn ALB & PARTNERS làm đơn vị hỗ trợ pháp lý?
ALB & Partners là một công ty luật chuyên nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý toàn diện cho Khách hàng. Chúng tôi tập trung nguồn lực của mình chủ yếu vào việc phục vụ Khách hàng là doanh nghiệp hoặc tổ chức quốc tế và địa phương, giúp họ giảm thiểu chi phí, đảm bảo tuân thủ luật pháp và tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Để có thông tin chi tiết về các dịch vụ pháp lý, vui lòng liên hệ trực tiếp đến chúng tôi.