Các loại thuế thông dụng tại Việt Nam

Các loại thuế thông dụng tại Việt Nam

Theo các quy định pháp luật hiện nay, có thể nói rằng không có bất kỳ sự khác biệt nào giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước  đối với nghĩa vụ thuế (cả hai sau đây được gọi là người nộp thuế).

Trong giới hạn bài viết này,chúng tôi mong muốn tập trung vào một số các loại thuế và phí  áp dụng đối với người nộp thuế như sau:

I.        LỆ PHÍ MÔN BÀI

Lệ phí môn bài là một trong những nghĩa vụ đầu tiên của người nộp thuế sau khi thành lập và sẽ căn cứ theo vốn điều lệ được quy định trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy phép tương đương khác mà DN phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Quy định chi tiết về lệ phí môn bài tham chiếu tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP (Nghị định 139) và Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 139 (Nghị định 22).

Liên quan đến mức đóng lệ phí môn bài, vui lòng tham khảo bảng bên dưới:

Số vốn đăng kýMức đóng lệ phí môn bài hằng năm
Trên 10 tỷ đồng3 triệu đồng
Từ 10 tỷ đồng trở xuống2 triệu đồng
Khác1 triệu đồng

Thời hạn nộp tờ khai và đóng lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập theo giấy phép. Theo đó, người nộp thuế được miễn đóng lệ phí môn bài cho năm đầu mới ra hoạt động.

II.    THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là thuế trục thu đánh vào thu nhập doanh nghiệp bao gồm hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh và phần thu nhập khác của người nộp thuế.

Thuế TNDN được quy định cụ thể tại Luật Thuế TNDN, Nghị định 12/2015/NĐ-CP, Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn liên quan khác.

Cách tính thuế:

• “Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = [Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)] × Thuế suất”.

• “Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác”.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, áp dụng kể từ ngày 01/01/2016. Vào cuối năm, người nộp thuế phải thực hiện quyết toán và nộp hồ sơ quyết toán thuế cho cơ quan thuế không chậm hơn ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày cuối cùng của năm tài chính đó.

III.     THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Thuế giá trị gia tăng (GTGT), là một loại thuế gián thu, đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối. Tuy nhiên, không phải tất cả các hàng hóa, dịch vụ đều là đối tượng chịu thuế.

Nghĩa vụ nộp thuế GTGT được quy định Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, sửa đổi năm 2013 và các văn bản khác có liên quan.

Tùy thuộc vào đối tượng khác nhau khi tính thuế GTGT sẽ áp dụng phương pháp tính khác nhau. Theo quy định hiện nay tính thuế GTGT theo 02 phương pháp: Phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

•    Phương pháp khấu trừ:

“Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ”

•     Phương pháp trực tiếp:

Read more:  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

“Số thuế GTGT phải nộp  =  Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra   x  Thuế suất GTGT của hàng hóa, dịch vụ”

Số thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp tùy thuộc vào tùy thuộc nhóm hàng hóa/dịch vụ mà Công ty sản xuất, kinh doanh (có nhiều mức thuế suất thuế giá trị gia tăng khác nhau áp dụng đối với các nhóm hàng hóa/dịch vụ khác nhau).

IV.    THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Luật và các quy định về thuế Việt Nam quy định rằng người nộp thuế phải có nghĩa vụ khấu trừ Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) trước khi kê khai hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế cùng với số thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.  

Liên quan đến Thuế TNCN, điểm lưu ý trong việc tính thuế là căn cứ trên tình trạng cư trú của người lao động làm việc cho người nộp thuế bao gồm người lao động Việt Nam và chuyên gia nước ngoài. Thu nhập chịu thuế, thuế suất Thuế TNCN, phương pháp tính thuế được quy định cụ thể tại Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Việc kê khai Thuế TNCN phải được thực hiện theo tháng hoặc quý. Vào cuối năm, người nộp thuế phải thực hiện quyết toán và nộp hồ sơ quyết toán thuế cho cơ quan thuế không chậm hơn ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày cuối cùng của năm tài chính đó.

V.    THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI

Thuế khấu trừ nhà thầu nước ngoài (NTNN) là nghĩa vụ thuế của nhà thầu nước ngoài khi có bất kỳ khoản thu nhập nào tại Việt Nam được quy định cụ thể tại Thông tư 103/2014/TT-BTC.

Mặc dù loại thuế này không đánh vào của người nộp thuế nêu trên, trong thực tế, có nhiều trường hợp người nộp thuế phải chịu trách nhiệm khấu trừ, kê khai và nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài vào Ngân sách Nhà nước khi người nộp thuế là bên sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nhà thầu nước ngoài.

Về thuế suất của FCWT, vui lòng xem bảng dưới đây để biết mức chi tiết áp dụng cho từng loại giao dịch:

Mô tảThuế suất Thuế TNDNThuế suất Thuế GTGT
Thương mại: phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và/ hoặc gắn với dịch vụ tại Việt Nam; ung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của Các điều khoản thương mại quốc tế – Incoterms1%1% hoặc không chịu
Dịch vụ (nói chung)5%5%
Dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino10%5%
Dịch vụ gắn liền với cung cấp hàng hóa mà không tách riêng phần giá trị của hàng hóa và dịch vụ2%3%
Bảo hiểm5%5% hoặc không chịu
Chuyển nhượng chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi, tái bảo hiểm ra nước ngoài, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm0.1%không chịu
Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị5%5%
Cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển (phụ tùng tàu bay, tàu biển không sản xuất được ở Việt Nam)2%không chịu
Lãi tiền vay5%không chịu
Dịch vụ tài chính phái sinh2%không chịu
Đầu tu vốn0.1%không chịu
Xây dựng, lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị2%3% hoặc 5%
Bản quyền10%không chịu
Hoạt động vận chuyển2%3% hoặc 0%
Hoạt động kinh doanh khác2%2%

VI.    CÁC LOẠI THUẾ KHÁC

Trong một số trường hợp, người nộp thuế phải chịu thuế thu nhập vốn bằng 20% thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn cho chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc 0,1% thuế suất đối với tiền bán chứng khoán thuộc sở hữu của cá nhân (áp dụng đối với Công ty cổ phần). 

Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong một số ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực có điều kiện đặc thù có thể chịu sự điều chỉnh của một số sắc thuế khác như: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thuế bảo vệ môi trường; Thuế tài nguyên; Thuế tiêu thụ đặc biệt…

Các loại thuế nêu trên được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên nghành, đối tượng, thuế suất và mức thuế phải nộp tùy thuộc vào hàng hóa/dịch vụ kinh doanh của Doanh nghiệp.

ALB & Partners Law Firm là đơn vị tư vấn pháp lý chuyên nghiệp và uy tín liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Để có thông tin chi tiết về các dịch vụ pháp lý, Quý Khách Hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến chúng tôi.

    Get fast legal advice from our Business Lawyers